Cây Lựu tím Khánh Võ
– Cây Lựu Tím còn có tên gọi khác là Lựu Đen, Lựu Nga có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nga… mới được biết đến và nhập khẩu về Việt Nam trong thời gian gần đây.
– Đặc trưng giống Cây Lựu Tím thuộc loại thân gỗ lùn, cành ngắn, không có gai hoặc hiếm gai như lựu Việt Nam.
– Lá Cây Lựu Tím nhỏ hình thoi, màu xanh lá cây, mọc đối xứng. Thường rụng lá khi thời tiết hoặc điều kiện sống thay đổi.
– Cây Lựu Tím trưởng thành cao khoảng 1-1,5m là đã cho trái. Trái Cây Lựu Tím có vỏ mỏng, căng bóng màu tím đậm rất bắt mắt thu hút.
Cách trồng và chăm sóc:
– Cây Lựu Tím là giống ưa nắng nên nắng càng mạnh cây phát triển càng tốt. Đây là điều kiện quan trọng khi trồng Cây Lựu Tím. Nếu thiếu nắng Cây Lựu Tím khó ra hoa, đậu trái. Khó sinh trưởng và thường xuyên bị sâu bệnh hại cây.
– Cây Lựu Tím trồng chậu được. Loại chậu tối thiểu để trồng Cây Lựu Tím có đường kính 40-50cm. Chậu phải đảm bảo thoát nước tốt về sau này.
– Nên lót sỏi gần vị trí lỗ thoát nước, hạn chế trường hợp rễ Cây Lựu Tím bít lỗ thoát nước.
– Đất trồng: có thể trồng bằng các loại đất sạch bán sẵn trên thị trường. Hoặc sử dụng hỗn hợp đất thịt, tro trấu, phân chuồng đã xử lý trộn lẫn để trồng cây.
– Cây Lựu Tím khi có quá nhiều trái nên cắt bớt. Tránh trường hợp cây không đủ sức nuôi. Trái Cây Lựu Tím sẽ nhỏ và không đạt chất lượng.
Lưu ý: có thể cắt ngọn và nhánh để hãm chiều cao cây theo yêu cầu. Giai đoạn có hoa cực kỳ quan trọng nên tưới nước đầy đủ, hạn chế trường hợp Cây Lựu Tím rụng hoa.