5 Lưu ý khi trồng cây Nho leo giàn Khánh Võ

5 Lưu ý khi trồng cây Nho leo giàn Khánh Võ:
1.  CHẬU TRỒNG
Nho leo giàn là cây lâu năm nên kích thước chậu càng lớn càng tốt, để cây phát triển tốt thì các bạn nên mua cái chậu hay thùng xốp (hay nhựa) loại 200 lit – 300 lít. Các bạn trồng trên sân thượng hay 1 góc sân nơi không có nhiều diện tích thì các bạn có thể mua 2 cái thùng xốp có kích thước 60x60x60 cm nối với nhau cũng được.
2. ĐẤT TRỒNG 
Đất trồng cho cây Nho leo giàn tốt nhất là loại đất thịt pha cát. 70% đất thịt và 30% cát. Các bạn ở thành phố không có đất thịt thì các bạn có thể mua đất đóng bao, đất phù sa đóng bao, đất đen (đất mà người ta hay đổ đống ven đường để trồng cây hoa ven đường) rất là tốt. Các bạn mua 5 bao đất loại 50dm3 trộn với gần 2 bao cát (loại cát san lấp càng tốt), trộn với 10 đến 15kg phân chuồng hữu cơ đã ủ hoai mục, cộng với 0.5kg lân, 0.5kg NPK trộn đều lại với nhau. Sau đó phủ 1 lớp đất không có chứa lân và NPK lên trên mặt chậu dày tầm 20cm rồi chúng ta thực hiện trồng cây vào và thực hiện tưới nước đẫm lần đầu. Khi trồng nhớ cắm 1 cái cột ngay gốc cây để sau cho cây leo lên giàn.
cay-nho-phap-leo-gian
cay-nho-phap-leo-gian
3. BÓN PHÂN
Cây Nho leo giàn cần thời gian từ 9 – 12 tháng từ khi trồng đến khi tạo cành các cấp. Khi cây còn nhỏ ta bón loại phân hữu cơ hay phân vô cơ có hàm lượng đạm như better 16-12-8-11 (phân tím) . Sau khi trồng khoảng 5 – 7 ngày có thể tưới kích rễ pha loãng. 15 ngày sau ta bón từ 30 – 50g phân tím pha với 12 – 15 lít nước tưới gốc. Sau 15 ngày sau ta lại bón 30 – 50g phân DAP, phân dê hay phân dơi. Và 15 ngày sau ta bón NPK. Cứ như vậy luân phiên nhau cho đến khi cây lớn.
4. SÂU BỆNH
+ Cách tốt nhất là phun thuốc phòng bệnh, như là Antracol, Ridomil, Nativo, Medoly. Khi mới trồng được 5 – 10 ngày thì chúng ta phun với liều lượng loãng thôi. Và cứ trung bình 30 – 40 ngày ta phun phòng lại một lần. Mùa mưa thì khoảng cách phun dày hơn.
+ Nhện đỏ: bám ở mặt dưới lá hút lấy nhựa, đặc biệt lúc mới đâm chồi. Trị bằng các thuốc: Bi 58 ND, polytrin P 440EC, Tomox…
+ Bọ trĩ: trị bằng các loại thuốc Regent 800WG, Tricel 48EC. Tomox. Radiant…
+ Sâu ăn lá, sâu đục thân, đục quả: trị bằng các thuốc Sherpa 25ND, Tomox…
+ Bệnh mốc sương: trên là bệnh xuất hiện ở mặt trên có những vết màu xanh – vàng, sau đó chuyển sang đỏ nâu, mặt dưới lá, tơ nấm phát triển thành một màng mỏng, trắng trắng những lông tơ. Bệnh còn gây hại cả tay leo, đọt, hoa và chum trị bằng: 68WP, Antracol 70WP, ridomil, nativo…
– Bệnh phấn trắng: nắm bệnh gây hại các đọt non, bệnh phủ một lớp phấn trắng như bột lên lá non, cành thân non, trên cành lúc đầu bệnh cũng ở dạng phấn trắng nhưng sau đó chuyển sang nâu, các thuốc trị: Anvil 5cc, 53,8 DF, Champion 57,6DP, Kocide 250EC…
5. TỈA CÀNH, TẠO TÁN
Trong quá trình trồng cây Nho leo giàn chúng ta chỉ nuôi 1 ngọn chính, còn các trồi nách thì vặt bỏ. Sau khi ngọn của thân chính vươn qua giàn 1,5m – 2m thì ta ngắt đi (cắt ngay ở vị trí dưới giàn từ 10 – 15cm hoặc ở ngay mặt trên giàn ). Một thời gian sau trên ngọn chính mà chúng ta ngắt đi đó sẽ mọc ra những ngọn mới từ mầm ngủ. Trong các cành mọc từ mầm ngủ đó ta chọn lấy hai cành khỏe nhất (ưu tiên 2 cành trên cùng), buộc vào dây thép cho phát triển theo hai hướng khác nhau. Hai cành mọc ra này người ta gọi đó là cành cấp 1. Hai cành cấp 1 này chúng ta buộc vào dây thép bằng một loại dây có thể tự hủy được (đay, bẹ chuối, vỏ cây leo, dây ni lông v.v…). Không dùng dây thép vì sẽ thắt lấy cành cấp 1 cản trở lưu thông của nhựa. Khi cành cấp 1 đã mọc dài 1,2 – 1,5m, chúng ta cắt ngọn ở vị trí mắt số 6 – số 8, trung bình dài tầm 40cm – 70cm để kích cành cấp 2. Sau một thời gian trên cành cấp 1 chúng ta cắt đó sẽ mọc ra những ngọn mới từ mầm ngủ. Mỗi cành cấp 1 chúng ta chỉ nên để từ 2 – 4 cành cấp 2 thôi tùy theo cây chúng ta có tốt không. Cành cấp 3, cấp 4 cũng làm tương tự như vậy. Nhưng khi đến Cành cấp 2 là chúng ta có thể kích quả trên cành cấp 2.
Để kích quả trên cành cấp 2 thì chúng ta cứ nuôi các cành cấp 2 đó dài ra. Các ngọn cành cấp 2 đó chúng ta cũng buộc vào dây thép, tránh gió lay, làm rách lá rụng mắt và không cho đè lên nhau, khoảng 9 – 11 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã bắt đầu hóa gỗ màu nâu, mắt ngủ tròn đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (cành quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1m trở lên thì cắt ở vị trí mắt thứ 4 – 8, các cành nhỏ ngắn thì cắt ở mắt vị trí số 1 – 2 để tạo các cành dinh dưỡng cho vụ sau. Sau khi cắt cành 15 – 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25 – 30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2 – 3 chùm, trên các chùm cần loại bỏ các trái có dị tật, méo mó, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.
Cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại các bộ phận sau đây :
– Cành quả để hình thành trái và gỗ mới.
– Mầm dự trữ ở chân cành quả để thay thế các cành này vụ sau.
Trước khi cắt cành kích trái 15 ngày, chúng ta bón mỗi gốc từ 30 – 50g NPK pha loãng với nước tưới gốc. Sau khi cây Nho leo giàn ra bông thì chúng ta có thể phun canxi bo để dưỡng bông và tăng khả năng đậu trái.

Nhà vườn Khánh Võ